10 CÁCH GIÚP BẠN XÂY DỰNG THÓI QUEN TẬP TRUNG

10 CÁCH GIÚP BẠN XÂY DỰNG THÓI QUEN TẬP TRUNG



1. Không bàn chuyện người khác
Những người tập trung cao độ không bao giờ đi ngồi nói chuyện người khác. Họ có những việc hữu ích hơn để làm. Những người như vậy là người không suy nghĩ sâu và cuộc sống riêng tư với họ không bao giờ là đủ. Mặt khác, tại sao bạn lại đi quan tâm chuyện người ta làm gì? Bàn chuyện người khác chỉ nói lên bạn là người đầy đố kỵ và đáng thương mà thôi.

2. Không làm nhiều việc cùng một lúc.
Những người có sức tập trung cao không bao giờ làm nhiều việc cùng một lúc. Họ tập trung vào một việc duy nhất để nâng cao năng suất và sự chính xác tỉ mỉ. Nghiên cứu cho thấy não bộ con người có thể giải quyết hai công việc phức tạp cùng lúc mà không gặp nhiều khó khăn vì có hai thùy não để phân chia công việc một cách cân bằng. Tuy nhiên, chỉ cần làm thêm việc thứ ba là đã vượt quá khả năng não bộ và các sai lầm khi bạn làm việc bắt đầu tăng dần lên.
3. Không trì hoãn.
Có thể họ sẽ dừng công việc trong vài tiếng đồng hồ bởi nó quá nặng nề và phức tạp, nhưng họ vẫn cố thúc đẩy bản thân và hoàn thành nó càng sớm càng tốt. Nói cách khác, họ biết rõ rằng việc hôm nay chớ để ngày mai.
4. Không cho phép những phiền nhiễu làm xao nhãng công việc của họ.
Những người như vậy luôn có cách để loại bỏ mọi phiền phức sẽ cản trở họ hoàn thành công việc của mình. Dù đó là chuông báo có email, thông báo của mạng xã hội hay những con người đến và tìm cách lôi họ ra khỏi công việc, những người tập trung cao độ sẽ loại bỏ tất cả trước khi những điều đó phá hỏng thời gian lao động năng suất của họ. Họ biết những phiền nhiễu đó chỉ khiến họ mất tập trung, gây ra stress và cản trở họ hoàn thành công việc, đạt được mục tiêu.
5. Không cần sự công nhận của người khác.

Bạn có thể thích những bài đăng này

Những người có sức tập trung cao không cần sự cho phép của bất kỳ ai vì họ biết rõ giá trị của bản thân. Họ làm việc vì bản thân và tin rằng những gì họ làm sẽ giúp ích cho tương lai của họ. Họ không băn khoăn với những ý kiến của người khác và không sống vì hy vọng của bất kỳ ai. Họ chỉ đơn giản là tập trung vào công việc giúp nâng cao chuyên môn cá nhân của họ.
6. Không sống vô tổ chức.
Những người tập trung cao độ ghét nhất là sự vô tổ chức. Họ cho rằng như vậy sẽ khiến cuộc đời thêm stress, cản trở sự sáng tạo và làm mất vô số thời gian quý báu để hoàn thành công việc. Họ sắp xếp mọi thứ chỗ nào ra chỗ nấy để có thể dễ dàng tìm ra khi cần. Bạn nghĩ rằng mình tuy lộn xộn nhưng vẫn có thể hoạt động hết công suất, nhưng trong thực tế, bạn đang kìm hãm bản thân khỏi năng suất cao hơn và hiệu quả hơn đấy.
7. Không đưa ra những lí do ngớ ngẩn để khỏi phải làm việc.
Họ biết rằng chúng ta không thể cứ đợi đến một thời điểm hay điều kiện nào đó hoàn hảo để làm việc. Thậm chí nếu cứ chờ thì thời điểm đó cũng không bao giờ đến. Đừng nói rằng bạn không đủ thời gian. Bạn cũng có quỹ thời gian hàng ngày bằng với Sir Richard Branson, Mark Zuckerberg và Tổng thống Obama.
8. Không sống trong quá khứ.
Những người biết cách tập trung làm việc không mãi bám víu vào quá khứ. Họ không khẳng định mình dựa trên những gì đã làm được trong quá khứ. Họ đơn giản là chấp nhận mọi thứ, những gì đã qua thì cho qua và tin tưởng vào tương lai. Mong muốn thành công của họ to lớn hơn nhiều nỗi sợ thất bại vì vậy họ luôn học hỏi từ thất bại và đứng lên bước tiếp. Những lỗi lầm có thể gây tổn thương một thời gian, nhưng cuối cùng nhờ nó bạn sẽ thông minh hơn và mạnh mẽ hơn nhiều.
9. Không hấp tấp
Những người biết tập trung không làm mọi việc vội vàng. Họ dành thời gian suy nghĩ thông suốt và cân nhắc những lựa chọn kĩ càng để đạt được mục đích. Họ biết không phải cứ lấp lánh là vàng. Thay vì thế, họ tự tạo sự thoải mái trong công việc, ăn mừng vì những gì đạt được và cầu mong sự nghiệp ngày càng thuận lợi. Họ không bỏ dự án đang làm để nhảy sang một cái gì “to lớn” hơn. Họ trung thành với mục tiêu và giữ chắc lời hứa thực hiện giấc mơ của mình kể cả ngày nắng hay ngày mưa.
10. Không tránh né rủi ro.
Những người biết cách tập trung không sợ rủi ro. Họ biết rằng cuộc đời tự nó đã là một rủi ro vĩ đại rồi vì vậy không cần phải hối tiếc. Họ nắm bắt thời cơ vì chẳng mấy chốc chúng sẽ biến mất và không xuất hiện lại nữa. Luôn giữ mình ở vòng an toàn có thể giúp bạn an tâm bây giờ nhưng trong dài hạn sẽ để lại nhiều nỗi đau. Những người tập trung cao độ không chỉ biết tính toán rủi ro mà còn học được nhiều điều từ cả tiêu cực lẫn tích cực của rủi ro.
Share để lưu lại và rèn luyện!